Nghị luận về giữ gìn bản sắc dân tộc giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý ôn tập, trau dồi kiến thức, biết cách làm và hướng giải quyết vấn đề. Từ đó nhanh chóng viết thành một đoạn văn hay, đầy đủ ý. Vậy sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng đón đọc nhé.
Dàn ý nghị luận về giữ gìn bản sắc văn hóa
Nghị luận về giữ gìn bản sắc dân tộc là một chủ đề đơn giản, thân thuộc với các bạn học sinh, tuy nhiên vì nó gần gũi mà nhiều bạn không biết viết từ đâu. Chính vì vậy việc triển khai và sắp xếp nội dung ý tưởng phải thật hợp lý, mạch lạc. Nếu như các bạn vẫn còn đang băn khoăn chưa biết nên bắt đầu từ đâu, thì hãy tham khảo bài viết dưới đây của trường THPT Đồng Hới nhé.
Dàn ý mẫu
I. Mở bài
Đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề quan trọng. Và ý thức của thanh thiếu niên Việt Nam trong vấn đề này là điều rất đáng quan tâm suy nghĩ.
II. Thân bài
– Ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam được biểu hiện ở nhiều phương diện: cách sống, lối sống, quan niệm, suy nghĩ, hoạt động, nói năng, ăn mặc, ứng xử….
– Qua những biểu hiện trên, có thể thấy rõ ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam là như thế nào?
– Xem xét nguyên nhân của vấn đề này phải nhìn ở cả 2 mặt: khách quan và chủ quan. Khách quan là sự tác động của môi trường sống, của bối cảnh thời đại. Chủ quan là bản thân sự vận động trong tư duy của đối tượng: các thanh niên, thiếu niên đã quan tâm, suy nghĩ ở mức độ nào về vấn đề này.
– Với một ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc như vậy, thanh thiếu niên Việt Nam đang tác động như thế nào đến bộ mặt văn hoá dân tộc, đang để lại một kết quả ra sao cho tương lai, đặc biệt là trong bối cảnh quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra sôi động.
– Xã hội, gia đình, bản thân mỗi thanh niên, thiếu niên nên làm gì để góp phần khẳng định bản sắc văn hoá Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.
III. Kết bài
Bản sắc văn hoá là cái riêng của mỗi dân tộc. Giữ gìn cái riêng đó là trách nhiệm của mỗi công dân, trong đó có phần quan trọng của thế hệ trẻ.
Đoạn văn về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Bài làm
Văn hóa được hình thành trong lịch sử lâu dài của một dân tộc, được đúc kết từ kinh nghiệm sống và lưu truyền qua nhiều thế hệ, gắn bó máu thịt với con người tạo nên đặc thù của từng dân tộc. Dân tộc ta có những biểu hiện riêng tạo nên tinh thần ấy trong giao tiếp, ứng xử, đặc biệt là những nét văn hóa truyền thống nhân văn, nhân ái đã được đúc kết qua những thành ngữ, lời ca như: “Lá lành đùm lá rách”, “Chị ngã em nâng”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Tôn sư trọng đạo”, tinh thần nòi giống còn được thể hiện qua những di sản văn hóa mà nhiều thế hệ đi trước để lại. Những giá trị truyền thống của dân tộc ta với nhiều loại hình văn hóa gần đây có nguy cơ đang dần bị mai một. Như vậy, trước mọi thách thức và nguy cơ, song đến cuối cùng thì mọi giá trị đi qua, cái còn lại của mỗi dân tộc chính là bản sắc văn hóa. Bên trong cái mới, cái hiện đại, vẫn có cái cũ, cái truyền thống, dòng chảy tinh thần dân tộc vẫn âm thầm và xuyên suốt trong thế hệ đi trước và ngay cả thế hệ trẻ ngày nay. Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc có lẽ đơn giản chỉ là mang theo trên hành trang mở ra cánh cửa thế giới vẻ đẹp tâm hồn, tinh thần của người Việt Nam. Tiếp cận cái mới phải đi đôi với quá trình bảo tồn và duy trì cái cũ, để hòa nhập mà không hòa tan.
Tổng hợp: Trên đây là viết đoạn văn nghị luận về văn hóa hội nhập do trường THPT Đồng Hới sưu tầm giúp các em học sinh làm bài tốt hơn trong các kì thi tiếp theo