Lý thuyết về hệ qui chiếu phi quán tính





Hệ qui chiếu phi quán tính, Lực quán tính:

I/ Hệ qui chiếu phi quán tính:

Ví dụ về lực quán tính và hệ qui chiếu quán tính

Xét hệ chuyển động bi đỏ trượt không ma sát trên xe xanh, hợp lực tác dụng vào bi đỏ bằng 0. Xe xanh chuyển động về phía trước với gia tốc [vec{a}]

ly thuyet ve he qui chieu phi quan tinh 3392


Xét hệ qui chiếu gắn với một điểm O đứng yên trên mặt đất (hệ qui chiếu quán tính) vì bi đỏ trượt không ma sát trên xe xanh => so với O bi đỏ vẫn đứng yên tại vị trí điểm M.

Xét hệ qui chiếu gắn vào điểm A trên xe xanh chuyển động với gia tốc [vec{a}]: khi xe xanh chuyển động => bi đỏ di chuyển đến điểm B => không có lực tác dụng mà bi đỏ vẫn chuyển động so với xe xanh => chứng tỏ trong hệ qui chiếu gắn vào xe xanh (hệ qui chiếu chuyển động có gia tốc) đã sinh ra lực làm cho bi đỏ chuyển động, lực đó chính là lực quán tính.


ly thuyet ve he qui chieu phi quan tinh 3392 1
Một chiếc moto đang chuyển động với tốc độ cao, hãm phanh trước đột ngột làm cho xe bị nhấc bổng bánh sau lên => trong hệ qui chiếu gắn vào xe đã xuất hiện lực quán tính tác dụng làm nhấc bánh sau lên.

II/ Hiện tượng tăng giảm trọng lượng

Trọng lượng P của một vật khối lượng m (số chỉ độ lớn của trọng lực – lực hút của trái đất lên vật) thay đổi khi vật chuyển động có gia tốc được gọi là hiện tượng tăng, giảm trọng lượng.

ly thuyet ve he qui chieu phi quan tinh 3392 2
vật m trong thang máy chuyển động với gia tốc $vec{a}$ hướng lên và hướng xuống sinh ra lực quán tính ngược chiều với $vec{a}$

Khi thang chuyển động nhanh dần đi lên: P’ = P + Fqt = m(g + a) => trọng lượng của vật tăng


Khi thang máy chuyển động nhanh dần đi xuống: P’ = P – Fqt = m(g – a) => trọng lượng của vật giảm

Trường hợp đặc biệt khi thang máy chuyển động nhanh dần đều đi xuống với gia tốc a = g => P’ = 0 => trọng lượng của vật bằng 0 => trạng thái không trọng lượng. Có thể đạt được nhờ chuyển động của một chiếc máy bay lên đến độ cao phù hợp sau đó lao nhanh xuống Trái Đất.

ly thuyet ve he qui chieu phi quan tinh 3392 3
Ban nhạc OK Go đã tạo ra một bài hát trong môi trường không trọng lực theo quy tắc trên nhờ hãng hàng không S7 Airlines ở Nga







Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *