Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Khánh Hoà 2022

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Khánh Hoà 2022

Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn văn tỉnh Khánh Hoà năm học 2022-2023 chi tiết cùng tuyển tập đề thi vào 10 môn văn Khánh Hoà các năm.

Cập nhật Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn tỉnh Khánh Hoà năm học 2022-2023 nhanh nhất cùng đáp án chi tiết. Mời các bạn xem ngay dưới đây.

Bạn đang xem bài: Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Khánh Hoà 2022

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Khánh Hoà 2022

Đề thi và đáp án môn Văn kỳ thi vào lớp 10 năm 2022 tại tỉnh Khánh Hòa sẽ được Đọc Tài Liệu cập nhật ngay khi môn thi kết thúc. Tham khảo đề thi và đáp án môn Văn Khánh Hòa các năm trước bên dưới:

Xem thêm thông tin:

  • Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn năm 2022
  • Điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2022 Khánh Hòa
  • Điểm chuẩn lớp 10 năm 2022 Khánh Hòa
  • Đề thi vào lớp 10 môn Toán tỉnh Khánh Hòa năm 2022
  • Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Anh tỉnh Khánh Hòa 2022

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Khánh Hoà năm học 2021-2022

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau

Mẹ vẫn luôn ở đây như mọi khi

con vấp ngã, con ốm đau, con khóc quấy

mẹ biết rất nhiều lần con ghét

mẹ đến mức không thèm nhìn mà vẫn thấy

trái tim của một đứa con, mẹ biết vẫn luôn là vậy

tìm cách từ chối những ân cần…

Mẹ vẫn luôn ở đây lúc con mỏi gối chồn chân

nhìn ra chung quanh biết cuộc đời xa lạ

con không cần làm gì và cũng không cần phải mặc cả

mẹ sinh ra con giống như thân cây nảy mầm một chiếc lá

đã có gốc rễ lo vun trồng…

Mẹ vẫn luôn ở đây ôm con, con biết không! “

(Trích Mẹ vẫn luôn ở đây để ôm con…. Nguyễn Phong Việt, Sao con phải đau đến như vậy, NXB Văn hoá – Văn nghệ, 2017, tr64-65)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Chỉ ra phép liệt kê được sử dụng trong khổ thơ thứ nhất của đoạn trích.

Câu 3: Em hiểu thế nào về nội dung của hai dòng thơ sau:

mẹ sinh ra con giống như thân cây nảy mầm một chiếc lá

đã có gốc rễ lo vun trồng…

Câu 4. Trong cuộc sống, có những đứa con đôi khi tìm cách từ chối ân cần ủa cha mẹ. Ở vị trí của một người con, theo em điều đó đáng chê trách hay có thể cảm thông? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc-hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về cách thể hiện tình yêu thương của bản thân đối với gia đình.

Câu 2. Cảm nhận của em về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

Hết

Đáp án đề thi văn vào lớp 10 Khánh Hòa 2021

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ tự do

Câu 2: Phép liệt kê: con vấp ngã, con ốm đau, con khóc quấy

Câu 3:

Hai câu thơ nói về tình yêu thương vô điều kiện của mẹ dành cho con, là sự chở che, vun đắp từ khi người con được sinh ra.

Câu 4.

Trình bày quan điểm riêng của em, lý giải hợp lý

II. LÀM VĂN

Câu 2.

Giới thiệu về tình yêu thương của bản thân đối với gia đình. (là nền tảng của một gia đình hạnh phúc…)

Bàn luận

Giải thích:

Tình yêu thương là gì?  Tình yêu thương là một khái niệm chỉ phẩm chất tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của con người. Đó là tình cảm thương yêu, chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau.

Tình yêu thương của bản thân đối với gia đình là tình cảm của bạn dành cho những thành viên trong gia đình của mình.

– Biểu hiện

+ Yêu thương, kính trọng, hiếu thảo với ông bà cha mẹ

+ Là khi bản thân cố gắng học tập có thành tích tốt để ông bà cha mẹ vui

+ Biết trách nhiệm và vai trò của mình để tạo niềm vui cho ông bà, cha mẹ trong cuộc sống.

+ Anh chị em trong nhà yêu thương nhau, không tranh đua, không ganh ghét nhau
……

– Ý nghĩa của tình cảm gia đình

+ Gia đình hòa thuận, đầm ấm, hạnh phúc

+ Được mọi người xung quanh thương yêu, quý mến và tôn trọng

+ Ông bà cha mẹ tự hào về con cháu hiếu thuận

– Rút ra bài học, nhận thức: Em cần làm gì để duy trì tình cảm trong gia đình:

– Cố gắng học tập và rèn luyện: chăm ngoan học giỏi, tránh xa thói hư tật xấu

– Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ: giúp làm việc nhà, nghe ông bà kể chuyện, xoa bóp tay chân cho ông bà bố mẹ

Câu 3.

Dàn ý tham khảo

a) Mở bài

– Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Quang Sáng và truyện ngắn Chiếc lược ngà

+ Nguyễn Quang Sáng (1932 – 2014) là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học cách mạng Việt Nam, tác giả của nhiều tác phẩm văn chương và kịch bản phim nổi tiếng.

+ Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” (1966) được tác giả viết khi đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, nội dung kể về câu chuyện cảm động về tình cha con trong hoàn cảnh éo le, khốc liệt của chiến tranh.

– Giới thiệu khái quát nhân vật bé Thu:

+ Bé Thu là nhân vật chính trong tác phẩm với những nét tính cách vô cùng đáng yêu, cá tính, là biểu tượng cho tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng.

b) Thân bài

* Khái quát về tác phẩm

– Tình huống truyện:

+ Cuộc gặp gỡ giữa hai cha con ông Sáu sau 8 năm xa cách: chỉ biết nhau qua tấm hình, trong lúc người cha mong mỏi được nghe tiếng con gọi ba thì người con lại không nhận cha, đến lúc nhận ra và biểu lộ tình cảm thì người cha phải ra đi.

+ Trở lại đơn vị, người cha dồn tất cả tình yêu thương vào việc làm cây lược ngà tặng con, nhưng chưa kịp trao cho con thì ông đã hi sinh trong một trận càn lớn của Mĩ – Ngụy.

– Cảnh ngộ của bé Thu: Ba đi chiến đấu từ khi bé còn rất nhỏ, nên hình ảnh người ba trong bé vô cùng ít ỏi. Gia đình chỉ cho bé xem hình ba mà thôi. Chính điều này đã gây ra những bi kịch giằng xé khi ba cô bé trở về thăm nhà mấy ngày sau tám năm xa cách.

* Bé Thu trong ngày đầu gặp cha

– Khi mới gặp, ông Sáu đưa tay ra đón Thu:

+ Thu đã giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác, lạ lùng, rồi hoảng sợ, mặt tái đi

+ Khi thấy ba em bỏ chạy vụt vào trong nhà và cầu cứu má

-> Hồn nhiên, ngây thơ hòa chút sợ hãi.

=> Thu không chấp nhận sự thật vì người ba mà mình xem trong hình không giống như ông Sáu ở ngoài thực.

* Bé Thu trong khoảng thời gian ông Sáu ở nhà

– Khi ba muốn gần gũi và vỗ về thì bé Thu xô ra, xem ông Sáu như người lạ

– Thu quyết không chịu gọi ông là ba, nói trống không, bất chấp sự trách móc của mẹ.

– Lúc phải chắt nước nồi cơm vừa to, vừa nặng quá sức mình, con bé cũng không chịu nhờ ông Sáu. Nó tự xoay sở để không phải gọi ông là ba, thậm chí gọi còn ông là “người ta”.

– Khi ông Sáu gắp cho miếng trứng cá, nó liền hất luôn ra, làm đổ cả bát cơm.

– Lúc ông Sáu không kìm được nỗi đau khổ nên đánh nó, nó lập tức bỏ sang nhà bà ngoại.

=> Bé Thu phản ứng rất quyết liệt, thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh song cũng rất cá tính.

* Bé Thu khi nhận ra cha

– Khi bỏ sang nhà bà ngoại, Thu đã được ngoại giải thích, lí giải vì sao ba lại có vết thẹo dài đó, cuộc sống của ba gian khổ như thế nào, và chính chiến tranh đã khiến cho ba có một vết thương như thế.

-> Cô bé đã vô cùng buồn và áy náy, trằn trọc mãi không ngủ được, “nằm im, lăn lộn, thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn…”.

– Con bé đã thay đổi hoàn toàn thái độ trong sự ngỡ ngàng của ông Sáu và mọi người:

+ Không còn bướng bĩnh và lạnh lùng hay nhăn mày cau có như trước

+ “vẻ mặt nó sám lại buồn rầu… nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa”.

+ Khi bắt gặp cái nhìn trìu mến, buồn bã của ba, đôi mắt nó bỗng xôn xao.

-> Đó là cái xôn xao của sự đồng cảm, nhận ra những tiếc nuối, xót xa, yêu thương trong ánh mắt của ba.

– Khi ông Sáu cất lời từ biệt:

+ Con bé bỗng cất lên tiếng gọi ba xé lòng – tiếng gọi bị kìm nén suốt tám năm, tiếng gọi chất chứa bao tình yêu thương thắm thiết.

+ “Nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó”

+ Nó “ôm chặt lấy cổ ba”, “nói trong tiếng khóc” để giữ không cho ba đi.

+ Nó khóc nức nở, hôn ba, hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả lên vết thẹo của ba.

-> Tiếng khóc vừa là tiếng khóc của sự ân hận, vừa là tiếng khóc của tình yêu thương, của nỗi buồn xa cách.

=> Dường như lúc này mọi khoảng cách giữa Thu với ba đã bị xóa bỏ. Cô bé không giấu giếm tình cảm của mình dành cho ba, nó lo sợ ba sẽ đi mất, cố mọi cách để giữ ba ở lại.

=> Tình yêu thương mãnh liệt Thu dành cho ba đã khiến tất cả mọi người xung quanh đều xúc động.

* Đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật

– Tạo dựng tình huống truyện đầy éo le, bất ngờ;

– Lựa chọn thời gian ngắn ngủi ba ngày để tạo độ nén về thời gian, độ căng của cảm xúc;

– Miêu tả tâm trạng nhân vật qua cử chỉ, hành động, lời nói thể hiện sự quan sát tỉ mỉ và am hiểu tâm lí trẻ thơ của nhà văn.

– Nghệ thuật liệt kê được sử dụng hiệu quả.

c) Kết bài

– Khẳng định lại giá trị của truyện, của hình ảnh nhân vật.

– Nêu cảm nhận của em về nhân vật bé Thu.

-/-

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của tỉnh sẽ diễn ra trong thời gian vào ngày 03/6/2021, vì vậy đề thi vào lớp 10 môn toán tỉnh Khánh Hoà 2021 chính thức sẽ được cập nhật ngay lập tức khi kết thúc thời gian thi. 

Trong thời gian ôn luyện, các em có thể thử sức thêm với bộ đề thi thử vào 10 môn văn Khánh Hoà của các trường trên địa bàn tỉnh để củng cố kiến thức. Ngoài ra, Doctailieu mời các em tham khảo chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 Khánh Hoà cùng điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 Khánh Hoà qua các năm.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn tỉnh Khánh Hoà các năm trước

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Khánh Hoà 2020

I. ĐỌC HIỂU (3,00 điểm) Đọc văn bản sau:

NHÀ LÀ NƠI ĐỂ VỀ

Nhà, một tiếng gọi thân thương với rất nhiều tình yêu và sự quan tâm, chia sẻ. Hai tuần cách ly giúp chúng con thấu hiểu rằng chúng ta luôn có nhiều hơn một Mái nhà, nơi luôn dang rộng vòng tay chào đón, chân thành yêu thương và cùng chung bước đi qua những thăng trầm cuộc sống.

Sau bao nhiêu khát vọng bay nhảy của tuổi trẻ, những biến cố cuộc sống giúp chúng con càng thêm yêu và trân quý sự thiêng liêng, ấm áp của hai tiếng “Gia đình”, “Tổ quốc” và sự biết ơn dành cho những người đã yêu thương chúng con vô điều kiện.

(Con đã về nhà, Tăng Quang, NXB Phụ nữ Việt Nam, 2020, tr. 71)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Chỉ ra thành phần phụ chú trong câu văn sau:

Hai tuần cách ly giúp chúng con thấu hiểu rằng chúng ta luôn có nhiều hơn một Mái Nhà, nơi luôn dang rộng vòng tay chào đón, chân thành yêu thương và cùng chung bước đi qua những thăng trầm cuộc sống.

Câu 2. Theo văn bản, sau những biến cố cuộc sống, tác giả hướng tình cảm đến những đối tượng nào?

Câu 3. Theo em, việc viết hoa từ “Mái Nhà” trong văn bản trên có ý nghĩa gì?

Xem thêm chi tiết đáp án đề thi văn vào 10 năm 2020 tỉnh Khánh Hoà

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Khánh Hoà 2019

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Tri thức giống như ngọn đèn trong đêm tối, soi sáng con đường chông gai phía trước. Trí tuệ giống như chiếc chìa khóa diệu kì, mở ra cánh cửa tâm hồn. Trí tuệ giống như tia nắng mặt trời ấm áp xua tan bóng tối lạnh giá. Đấng tạo hóa có trí tuệ thì mới tạo ra một thế giới diệu kì, nhân loại có trí tuệ chỉ đường sẽ bước sang thế giới hiện đại văn minh. Khi có trí tuệ bạn sẽ dễ dàng gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. Bảy trăm năm trước, Giovanni Boccaccio đã nói: “Trí tuệ là cội nguồn hạnh phúc của con người”. Thật vậy, có trí tuệ, bạn sẽ có nhiều niềm vui và mang lại hạnh phúc cho những người xung quanh.”

(Trích Lời nói đầu, Kĩ năng sống dành cho học sinh, sự kiên cường – Ngọc Linh, NXB Thế giới, 2019)

Câu 1. Chỉ ra hai phép liên kết câu trong đoạn văn trên.

Câu 2. Theo tác giả, tại sao Giovanni Boccaccio nói “Trí tuệ là cội nguồn hạnh phúc của con người”?

Câu 3. Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong câu: “Trí tuệ giống như chiếc chìa khóa diệu kỳ, mở ra cánh cửa tâm hồn”.

Xem thêm chi tiết đáp án đề thi văn vào 10 năm 2019 tỉnh Khánh Hoà

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Khánh Hoà 2018

Đang cập nhật…

Xem thêm chi tiết đáp án đề thi văn vào 10 năm 2018 tỉnh Khánh Hoà

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn 2017 tỉnh Khánh Hoà

Câu 1: (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:

“Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.”

(Trích Tiếng nói của văn nghệ – Nguyễn Đình Thi, theo Ngữ văn 9 tập hai, NXB Giáo dục, 2005, trang 12-13)

a) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. (0,5 điểm).

b) Chỉ ra các phép liên kết câu trong đoạn văn. (1,0 điểm)

c) Nội dung chính của đoạn văn là gi? (0,5 điểm)

Câu 2: (3,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của bàn thân về vấn đề tự học.

Xem thêm chi tiết đáp án đề thi văn vào 10 năm 2017 tỉnh Khánh Hoà

Trên đây là nội dung đáp án đề thi tuyển sinh vào 10 môn văn tỉnh Khánh Hoà năm 2022 và các năm trước đó để các em đối chiếu, thử sức với các đề khác nhau. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 này.

Xem thêm: Điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2022

Trích nguồn: THPT Đồng Hới
Danh mục: Đề thi đáp án vào 10

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *