Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn tỉnh Ninh Bình lần 2

Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn tỉnh Ninh Bình lần 2

Tham khảo đề thi thử vào lớp 10 môn Văn tỉnh Ninh Bình lần 2, luyện đề thi thử để chuẩn bị cho kì thi tuyển sinh vào lớp 10 quan trọng sắp tới.

Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn tỉnh Ninh Bình lần 2 cho các em học sinh tham khảo cũng là nhằm đánh giá chất lượng ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào 10 sắp tới của toàn thể học sinh lớp 9. Đề thi bao gồm 2-3 phần, thí sinh làm bài trong thời gian 90 – 120 phút, nằm trong bộ đề thi thử môn văn lớp 10 tỉnh Ninh Bình do Đọc Tài Liệu sưu tầm và tổng hợp.

Bạn đang xem bài: Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn tỉnh Ninh Bình lần 2

Đề thi thử vào lớp 10 môn văn tỉnh Ninh Bình lần 2

Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sau:

“Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.

Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mặc đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thị. mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng, sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,… như gọi thấp xuống những vì sao sớm.

Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hy vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.”

( tuổi thơ – Tạ Duy Anh, Dân theo Tiếng Việt 4, tập 1, NXB Giáo dục)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong ngữ liệu trên.

Câu 2 (0,5 điểm): Xét theo mục đích nói, các câu: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” thuộc kiểu câu gì?

Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng, sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, như gọi thấp xuống những vì sao sớm.”

Câu 4 (1,0 điểm): Tại sao những đứa trẻ mục đồng lại cảm thấy “vui sướng đến phát dại” khi ngắm những cánh diều chao liệng trên bầu trời?

Phần II. Tạo lập văn bản (7,0 điểm) 

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung văn bản phần I, hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của khát vọng trong cuộc sống mỗi con người.

Câu 2 (5,0 điểm) Trình bày cảm nhận của em về hai đoạn thơ sau:

“Bỗng nhận ra hương ổi 
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”

(Trích “Sang thu”, Hữu Thỉnh, SGK Ngữ văn 9, tập 2, NXBGD, 2012)

>> Tuyển tập đề thi thử vào lớp 10 môn văn đầy đủ nhất

Đáp án Đề thi thử vào lớp 10 môn văn tỉnh Ninh Bình lần 2

Phần I: Đọc – hiểu

Câu 1

Các phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

Câu 2

Xét theo mục đích nói, các câu: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” thuộc kiểu câu cầu khiến.

Câu 3

– Biện pháp tư từ được sử dụng trong câu văn: Liệt kê/nhân hóa
– Phân tích giá trị: Học sinh lựa chọn biện pháp tu từ nào sẽ phân tích giá trị của biện pháp tu từ đó.
– Biện pháp tu từ liệt kê: sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè.
=> Tác dụng:
+ Nhân mạnh làm nổi bật ý, tạo cảm xúc mạnh
+ Làm nổi bật niềm vui sướng, lòng tự hào về sự phong phú của các loại sáo diều.
– Biện pháp tu từ nhân hóa:như gọi thấp xuống những vì sao sớm
= > Tác dụng:
+ Làm cho hình ảnh cánh diều tuổi thơ trở nên gần gũi, sống động
+ Nhấn mạnh sự kì diệu của tiếng sáo diều, những tưởng tượng đáng yêu của trẻ con.

Câu 4

Học sinh sẽ có những cách lí giải khác nhau, nhưng cần hợp lý và thuyết phục:
+ Vui sướng đến phát dại: Cảm xúc dâng trào mãnh liệt;
+ Thả diều là trò chơi hấp dẫn, thú vị của tuổi thơ, đêm đến niềm tui và những tưởng tượng phong phú…
+ đẹp, hấp dẫn… khơi gợi những ước mơ, khát vọng đẹp cho tuổi thơ.

Phần II: Tạo lập văn bản

Câu 1

I. Mở bài

– Những ước mơ và mong muốn của con người là điều cần có và nó thể hiện tầm vóc của con người trong cuộc sống.
– Nhắc đến ước vọng của con người, người ta thường hay nhắc đến từ “khát vọng”.
– Là con người sống trong cuộc đời ai cũng có khát vọng.

2. Thân bài

a) Giải thích khái niệm:

– Khát vọng là mong muốn những điều lớn lao, tốt đẹp trong cuộc sống.
– Nó thôi thúc con người ta sống, nỗ lực để đạt đến điều đó.
– Khát vọng biểu tượng cho những gì lớn lao tốt đẹp mà con người ta hướng đến cho bản thân mình và cho cộng đồng.
– Giá trị của khát vọng là những điều mà chúng ta nên hướng đến, để chúng ta đạt được giá trị của cuộc sống.

b) Bàn luận giá trị sống có khát vọng:

– Khát vọng là biểu hiện mang tính tích cực của tâm lý, tốt đẹp của con người.
– Khát vọng xuất phát từ những mong ước làm nên cuộc đời hạnh phúc, không chỉ cho bản thân người đó mà cho những người xung quanh.
– Khát vọng thể hiện được giá trị cao đẹp của con người.
– Những con người có khát vọng luôn nhận thức mình là ai và có thể làm gì để giúp đỡ mọi người.
– Những người có khát vọng sống có trái tim say mê, luôn sống hết mình và hơn ai hết họ nhận thức được lợi hại. Và trong thực tế cuộc sống họ luôn tỉnh táo tránh được những rủi ro không đáng có.
– Khát vọng có thể thực hiện được có thể không nhưng chung quy lại nó luôn mang đến cho người ta sự lạc quan nhất định và hướng đến những điều tốt đẹp nhất cho nhân loại.

III. Kết bài

– Hiểu được ý nghĩa của khát vọng.
– Có ý thức nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, biến những thói xấu thành lối sống có khát vọng cao đẹp.

>>Tham khảo chi tiết: Văn mẫu Nghị luận bàn về vai trò của khát vọng trong cuộc sống

Câu 2

Các em học sinh có thể tham khảo dàn ý dưới đây:

I. Mở bài:

– Giới thiệu được bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh và nêu cảm nhận, ý kiến khái quát. 
(Gợi ý: bài thơ biểu hiện những cảm xúc tinh tế của nhà thơ khi đất trời chuyển từ mùa hạ sang thu. Chỉ với 3 khổ thơ 5 chữ nhưng những cảm nhận, những hình ảnh và sức gợi của bài thơ lại hết sức mới mẻ).

II. Thân bài:

1. Phân tích cảm nhận khổ 1

* Những cảm nhận tinh tế bất ngờ:

– Không có lá rụng của thơ xưa, không có màu vàng như trong “Thơ mới”, tác giả cảm nhận mùa thu rất riêng, rất mới, bằng sự rung động tinh tế.
+ Khứu giác (hương ổi) —> xúc giác (gió se) —> cảm nhận thị giác (sương chùng chình qua ngõ) —> cảm nhận của lý trí (hình như thu đã về).
+ Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng qua các từ “bỗng”, “hình như”.
—> Tác giả thực sự yêu mùa thu, yêu làng quê, gắn bó với quê hương mới có cảm nhận tinh tế như vậy.

2. Phân tích cảm nhận khổ 2

– Từ cảm nhận của các giác quan, cảm xúc của tác giả về mùa thu dần hòa vào cảnh vật chung quanh.
– Sự vật ở thời điểm giao mùa hạ – thu đã bắt đầu chuyển đổi: sông “dềnh dàng” – chim “bắt đầu vội vã”, đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu”.
– Hai khổ thơ đầu, các từ ngữ “chùng chình”, “dềnh dàng”, “vội vã”, “vắt nửa mình” vốn là những từ ngữ dùng để chỉ trạng thái, tính chất của người được tác giả dùng để chỉ miêu tả thiên nhiên, vì thế cảnh vật trở nên sống động có hồn.

3. Giá trị nội dung và nghệ thuật

– Nghệ thuật: bài thơ hấp dẫn bởi những từ ngữ gợi cảm, gợi nhiều về cảnh về tình. Nhân hóa làm cho cảnh vật có hồn, gần gũi với cuộc sống.
– Nội dung: tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước.

III. Kết bài:

– Khẳng định giá trị nghệ thuật và nội dung bài thơ.
– Nêu cảm xúc khái quát.

>>> Xem thêm: Phân tích 2 khổ đầu bài thơ Sang thu – Hữu Thỉnh

——————–

Với đề thi thử vào lớp 10 môn Văn tỉnh Ninh Bình lần 2, Đọc Tài Liệu hy vọng các em học sinh sẽ ôn tập tốt, rèn luyện kỹ năng làm bài và củng cố kiến thức để vượt qua kỳ thi sắp tới một cách thành công. Em hãy truy cập doctailieu.com mỗi ngày để tham khảo thêm kho đề thi thử vào lớp 10 phong phú của chúng tôi nhé.

Chúc các em một kì thi đạt kết quả cao nhất!

Trích nguồn: THPT Đồng Hới
Danh mục: Đề thi thử vào 10

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *