Đề kiểm tra 45 phút – Đề số 2 – Chương 1 – Hóa học 12

Đề bài

Câu 1: Hãy chọn định nghĩa đúng trong các định nghĩa sau:

Bạn đang xem bài: Đề kiểm tra 45 phút – Đề số 2 – Chương 1 – Hóa học 12

A. Este là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm chức –COO- liên kết với gốc R và R’

B. Este là hợp chất sinh ra khi thế nhóm –OH trong nhóm COOH của phân tử axit bằng nhóm -OR’.

C. Este là sản phẩm phản ứng khi cho rượu tác dụng với axit cacboxylic

D. Este là sản phẩm phản ứng khi cho rượu tác dụng với axit.

Câu 2: Etse X có công thức cấu tạo CH3COOCH2-C6H5 (C6H5-: phenyl). Tên gọi của X

A. metyl benzoat.     

B. phenyl axetat.           

C. benzyl axetat

D. phenyl axetic.

Câu 3: Cho các chất sau: CH3OH (1); CH3COOH (2); HCOOC2H5(3). Thứ tự nhiệt độ sôi giảm dần là:

A. (1); (2); (3)

B. (3); (1); (2)     

C. (2); (3); (1)              

D. (2); (1); (3)

Câu 4: Trong phân tử este no, đơn chức, mạch hở X có chứa 36,36 % oxi về khối lượng. Số công thức cấu tạo thoả mãn công thức phân tử của este X là:

A. 4

B. 3

C. 5

D. 6

Câu 5: Một este X có công thức phân tử là C3H6O2 và không tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo của este X là

A. CH3COOC2H5.

B. HCOOC2H5. 

C. CH3COOCH3.

D. C2H5COOH.

Câu 6: Axit oleic có công thức phân tử là:

A. C17H35COOH

B. C15H31COOH

C.  C17H33COOH

D. C17H31COOH

Câu 7: Chọn phát biểu đúng

A. Chất béo là trieste của glixerol với axit.     

B. Chất béo là trieste của glixerol với axit vô cơ.

C. Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.   

D. Chất béo là trieste của ancol  với axit béo

Câu 8 : Cho các phát biểu sau đây:

a) Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có số nguyên tử cacbon chẵn (12C → 24C), mạch cacbon dài không phân nhánh…

b) Lipit gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit…

c) Chất béo là các chất lỏng.

d) Chất béo chứa chủ yếu gốc không no của axit béo thường là chất lỏng ở nhiệt độ phòng và được gọi là dầu.

e) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.

f) Chất béo là thành phần chính của dầu, mỡ động thực vật.

Những phát biểu đúng là:

A. a, b, d, f.          

B. a, b, c.

C. c, d, e.

D. a, b, d, e.

Câu 9: Từ glyxerol và các axit : axit panmitic, axit stearic, axit axetic có thể tạo ra tối đa x chất béo. x là :

A. 6

B. 8

C. 16

D. 18

Câu 10: Cho triolein lần lượt tác dụng với Na, H2 (Ni, to), dung dịch NaOH (to), Cu(OH)2. Số trường hợp có phản ứng xảy ra là:

A. 3

B. 1

C. 4

D. 2

Câu 11: Nhận xét nào sau đây không đúng ?

A. Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.

B. Chất béo là đi este của glixerol và các axit béo.

C. Hiđro hóa hoàn toàn triolein hoặc trilinolein đều thu được tristearin.

D. Dầu mỡ động thực vật bị ôi thiu do nối đôi C=C ở gốc axit không no của chất béo bị oxi hóa chậmbởi oxi không khí tạo thành peoxit chất này bị thủy phân thành các sản phẩm có mùi khó chịu

Câu 12: Este nào sau đây thủy phân trong môi trường axit thu được 2 chất hữu cơ đều tham gia phản ứng tráng gương?

A. HCOOCH=CH2             

B. CH3COOC6H5       

C. CH3COOC2H5                 

D. CH3COOCH=CH2

Câu 13: Este X khi tác dụng với dung dịch NaOH thu được 2 muối: natri phenolat và natri  propionat. X có công thức là:

A. C6H5COOCH3

B. C6H5COOCH2CH3     

C. CH3CH2COOC6H5

D. CH3COOC6H5

Câu 14: Một chất hữu cơ A có CTPT là C3H6O2 thỏa mãn: A tác dụng được với dung dịch NaOH đun nóng và dung dịch AgNO3/NH3, t0. Vậy A có CTCT là:

A. C2H5COOH

B. CH3COOCH3

C. HCOOC2H5

D. HOCCH2CH2OH

Câu 15: Để phản ứng este hóa chuyển dịch ưu tiên theo chiều thuận, cần dùng các giải pháp nào sau đây?

A. Dùng H2SO4 đặc để hút nước và làm xúc tác.   

B. Chưng cất để tách este ra khỏi hỗn hợp phản ứng.

C. Tăng nồng độ của axit hoặc ancol.      

D. Tất cả đều đúng.

Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Phản ứng este hóa xảy ra hoàn toàn

B. Khi thủy phân este no, mạch hở trong môi trường axit sẽ cho axit và ancol.

C. Phản ứng giữa axit và ancol là phản ứng thuận nghịch.

D. Khi thủy phân este no mạch hở trong môi trường kiềm sẽ cho muối và ancol.

Câu 17: Trong phòng thí nghiệm có các hóa chất được dùng làm thuốc thử gồm: (1) dung dịch brom; (2) dung dịch NaOH; (3) dung dịch AgNO3/ NH3; (4) axit axetic; (5) cồn iot. Để phân biệt 3 este: anlyl axetat; vinyl axetat và etyl axetat cần phải dùng thuốc thử là:

A. 1, 2, 5.

B. 1,3.    

C. 2,3.      

D. 1, 2, 3. 

Câu 18: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

C3H4O2 + NaOH → X + Y

X + H2SO4 loãng → Z + T

Biết Y và Z đều có phản ứng tráng gương. Hai chất Y, Z tương ứng là

A. HCHO, CH3CHO

B. HCHO, HCOOH

C. CH3CHO, HCOOH

D. HCOONa, CH3CHO

Câu 19: Thủy phân 0,2 mol etyl axetat trong môi trường axit với hiệu suất phản ứng bằng 80%. Khối lượng ancol tạo ra có giá trị là : 

A. 9,2

B. 7,36

C. 5,12

D. 6,4

Câu 20: Đun nóng 6 gam CH3COOH với 9,2 gam C2H5OH (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng đạt tới trạng thái cân cân bằng thì được 5,5 gam este. Hiệu suất phản ứng este hóa là

A. 55%

B. 62,5%

C. 75%

D. 80%

Câu 21: Xà phòng hóa hoàn toàn m gam chất béo trung tính X bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 0,3 mol glixerol và 274,8 gam muối khan. Giá trị của m là

A. 264,6

B. 399,6

C. 266,4

D. 246,6

Câu 22: Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa chất béo:

Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 3 gam mỡ lợn và 6 ml dung dịch NaOH 40%.

Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp và liên tục khuấy bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút, thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất vào để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi rồi để nguội.

Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 9 – 12 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để yên hỗn hợp.

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu ăn thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự.

B. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa vào là để tăng hiệu suất phản ứng.

C. Sau bước 3, chất lỏng trong bát sứ hòa tan được Cu(OH)2.

D. Sau bước 3, chất rắn nổi lên chính là xà phòng

Câu 23: Xà phòng hoá hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp 2 este là etyl axetat và metyl propionat cần vừa đủ V (ml) dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị V là

A. 200ml

B. 500ml

C. 100ml

D. 400ml

Câu 24: Thủy phân hoàn toàn 30 gam hỗn hợp E gồm 2 este X, Y đơn chức, đồng phân, mạch hở, bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp gồm  2 muối (Z) và  13,6 gam hỗn hợp 2 ancol hơn kém nhau 1 nhóm CH2 . Nung Z thu 0,15 mol Na2CO3. Xác định CTCT thu gọn của X và Y:

A. HCOOCH2CH=CHCH3 và CH3COOCH2CH=CH2

B. C2H5COOCH2CH=CH2 và CH3CH=CHCOOC2H5

C. HCOOCH2CH=CH2 và CH2=CHCOOCH3

D. CH2=CHCH2COOCH3 và CH2=CHCOOC2H5

Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 0,32 mol O2 thu được 0,228 mol CO2 và 0,208 mol H2O. Mặt khác, cho a gam X vào 45 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và KOH 0,1M sau phản ứng hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được chất rắn chứa m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 3,768

B. 3,712

C. 2,808

D. 2,808

Lời giải chi tiết

Câu 1: Đáp án B

Câu 2: Đáp án C

Tên este = tên gốc hidrocacbon R’+ tên gốc axit (“ic” → “at”)

Tên gọi của X là benzyl axetat

Câu 3: Đáp án D

Nhiệt độ sôi giảm dần: (2) >  (1)>  (3)

Câu 4: Đáp án A

({{M}_{X}}=frac{16.,2,.100}{36,36}approx 88=>CTPT:{{C}_{4}}{{H}_{8}}{{O}_{2}})

(k=frac{2.4+2-8}{2}=1)

Số CTCT thỏa mãn là:

1. H – COO –CH2– CH2–CH3

2. H – COO – CH (CH3) – CH3

3. CH3 – COO – CH2– CH3

4. CH3– CH2 – COO – CH3

Câu 5: Đáp án C

Este không tham gia phản ứng tráng bạc => không phải là este tạo bởi axit fomic (HCOOH)

Vậy CTCT của este X có CTPT C3H6O2 là CH3COOCH3

Câu 6: Đáp án C

Axit oleic có công thức phân tử là: C17H33COOH

Câu 7 : Đáp án C

Câu 8: Đáp án A

c) Sai: Chất béo no: thường là chất rắn (mỡ): mỡ bò, mỡ heo,…

e) Sai: Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng 1 chiều.

Các phát biểu đúng là: a, b, d, f.

Câu 9: Đáp án A

Chỉ có 2 axit tạo được chất béo (trừ axit axetic)

=> tạo được 6

Câu 10: Đáp án D

Triolein có CT (C17H33COO)3C3H5 => k = 6

=> Có 3 liên kết pi trong nhóm hidrocacbon

=> triolein phản ứng với H2 (Ni, to), dung dịch NaOH (to)

Câu 11: Đáp án B

Chất béo là tri este của glixerol và các axit béo.

Câu 12: Đáp án A

A đúng vì thủy phân tạo ra HCOOH và CH3CHO đều có khả năng tráng bạc

B sai vì tạo ra CH3COOH và C6H5OH đều không có khả năng tráng bạc

C sai vì tạo ra CH3COOH và C2H5OH đều không có khả năng tráng bạc

D sai vì tạo ra CH3COOH không có khả năng tráng bạc

Câu 13: Đáp án C

Este đơn chức + NaOH → 2 muối + H2O→ Este có dạng: R – COO –C6H4– R’ (este của phenol)

Natri phenolat: C6H5ONa; Natri  propionat:CH3CH2COONa

=> R: CH3CH2- và  R’:H

=> Este: CH3CH2COOC6H5

Câu 14: Đáp án C

A tác dụng được với NaOH => A là axit, hoặc este.

A tác dụng được với AgNO3/NH3, to => A là este của axit fomic.

Câu 15:  Đáp án D

(RCOOH + R’OHoverset {{H_2}S{O_4}} leftrightarrows RCOOR’ + {H_2}O)

A: H2SO4 đặc hút nước (mất nước) làm cân bằng chuyển dịch theo chiều tạo ra nước – chiều thuận.

B: Tách este ra khỏi hỗn hợp làm cân bằng chuyển dịch theo chiều tạo ra este – chiều thuận.

C: Tăng nồng độ axit hoặc ancol => cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm nồng độ của chúng – chiều thuận

Câu 16: Đáp án A

Phản ứng este hóa là phản ứng 2 chiều – thuận nghịch có hiệu suất < 100 → phản ứng không hoàn toàn.

Câu 17: Đáp án D

– Dùng dung dịch brom → nhận ra etyl axetat: không làm mất màu; anlyl axetat và vinyl axetat làm mất màu dd brom.

– Đem anlyl axetat và vinyl axetat thủy phân bằng dd NaOH sau đó đem sp thủy phân cho tác dụng với dung dịch AgNO3/ NH3 , sp của chất nào phản ứng cho Ag kết tủa  => vinyl axetat.

Pt:       

CH3COOCH2CH=CH2+Br2 →CH3COOCH2CHBr – CH2Br

CH3COOCH=CH2+ Br2 →CH3COOCHBr – CH2Br

CH3COOCH2CH=CH2+ NaOH →CH3COONa + HOCH2CH=CH2

CH3COOCH=CH2++ NaOH →CH3COONa + CH3CHO

CH3CHO + AgNO3 + 2 NH3+ H2O →CH3COONH4 + Ag↓ + NH4NO3

Câu 18: Đáp án C

({C_3}{H_4}{O_2}:{text{ }}HCOOCH{text{ }} = {text{ }}C{H_2})

(HCOOCH{text{ }} = {text{ }}C{H_2} + NaOHxrightarrow{{}}HCOONa + C{H_3}CHO)

(,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,(X),,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,(Y))

(HCOONa + {H_2}S{O_4}{,_{loang}}xrightarrow{{}}HCOOH + N{a_2}S{O_4})

(,,,,,,,,(X),,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,(Z),,,,,,,,,,,,,,,,,,,,(T))

Câu 19: Đáp án B

(begin{align}C{{H}_{3}}COO{{C}_{2}}{{H}_{5}}+{{H}_{2}}Ooverset{H2SO4}leftrightarrows C{{H}_{3}}COOH+{{C}_{2}}{{H}_{5}}OH \(mol),,,,,0,2,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,to 0,2 \end{align}).

(H%  = dfrac{{m,{,_{thuc.te}}}}{{m,{,_{ly,thuyet}}}}.100)

(=  > m,{,_{thuc.te}} = m,{,_{ly,thuyet}}.dfrac{{H% }}{{100}} = 0,2.46.frac{{80}}{{100}} = 7,36gam)

Câu 20 : Đáp án B

n CH3COOH  = 0,1 mol

n C2H5OH = 0,2 mol

(begin{align}& ,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,{{C}_{2}}{{H}_{5}}OH~+text{ }C{{H}_{3}}COOH~~rightleftarrows ~C{{H}_{3}}COO{{C}_{2}}{{H}_{5}}+text{ }{{H}_{2}}O \ & bd:(mol),,,,,,,,,0,2,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,0,1 \ & pu:(mol),,,,,,,,,,,x,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,x,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,x \ & cb:(mol),,,,,,,,,0,2-x,,,,,,,,,,,,,,,,,,0,1-x,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,x=dfrac{5,5}{88}=0,0625 \ end{align})

Hiệu suất tính theo axit.

Hiệu suất:

(H%  = dfrac{{n,{,_{phan,,ung}}}}{{n,{,_{ban,,dau}}}}.100 = dfrac{{0,0625}}{{0,1}}.100 = 62,5% )

Câu 21: Đáp án C

Chất béo có dạng (RCOO)3C3H5

(RCOO)3C3H5  +  3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3

=> nNaOH = 3nGlixerol = 0,9 mol

Bảo toàn khối lượng:

mX = mancol + mmuối – mNaOH = 274,8 + 0,3.92 – 40.0,9 = 266,4 gam

Câu 22: Đáp án B

A đúng, vì mỡ lợn và dầu ăn đều có thành phần chính là chất béo.

B sai, vì mục đích thêm NaCl bão hòa là để làm tăng khối lượng riêng của dung dịch phía dưới và làm giảm độ tan của xà phòng, khiến cho xà phòng dễ nổi lên và tách ra khỏi dung dịch hơn.

C đúng, vì chất lỏng trong bát sứ có chứa glixerol có thể hòa tan được Cu(OH)2.

D đúng, chất rắn nổi lên chính là xà phòng.

Câu 23: Đáp án D

Etyl axetat và metyl propionat đều cùng có CTPT là C4H8O2.
neste =  = 0,2 mol.
nNaOH = neste = 0,2 mol.
VNaOH=  (dfrac{{0,2}}{{0,5}})× 1000 = 400 ml.

Câu 24: Đáp án D

 linh 1

– Bảo toàn nguyên tố Na :

({n_{NaOH}} = {rm{ }}2{n_{N{a_2}C{O_3}}} = 0,3mol)

Este đơn chức =>  

({n_{ancol}} = {n_{{rm{es}}te}} = {n_Z} = {n_{NaOH}} = 0,3mol)

(= > {M_{{rm{es}}te}} = dfrac{{30}}{{0,3}} = 100g/mol)   

 => C5H8O2 (Do X, Y là đồng phân của nhau)

 ({M_{overline {R’} OH}} = dfrac{{13,6}}{{0,3}} = 45,33)

=> chắc chắn có CH3OH => ancol còn lại có 2C.

=> ancol còn lại phải là : C2H5OH

Câu 25: Đáp án C

BTNT “O”: 6nX + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O

→ nX = (0,228.2 + 0,208 – 2.0,32)/6 = 0,004 (mol)

BTKL ta có: mX + mO2 = mCO2 + mH2O

→ a + 0,32.32 = 0,228.44 + 0,208.18 → a = 3,536 (g)

→ Phân tử khối của X là:

MX = 3,536 : 0,004 = 884 (g/mol)

nKOH = nNaOH = 0,045.0,1 = 0,0045 (mol)

→ ∑ nOH- = 0,009 (mol)

Đặt CTPT của X có dang:

(RCOO)3C3H5: 0,004 (mol)

Ta thấy:  3nX > nOH-

→ bazo pư hết, X dư. Mọi tính toán theo số mol OH

(RCOO)3C3H5 + 3OH- → 3RCOO- + C3H5(OH)3

          0,003    ← 0,009                      → 0,003        (mol)

→ nX pư = nC3H5(OH)3 = nOH-/3 = 0,003 (mol)

BTKL ta có:

mX pư + mNaOH + mKOH = mmuối + mC3H5(OH)3

→ 0,003.884 + 0,0045. 40 + 0,0045.56 = mmuối + 0,003.92

→ mmuối = 2,808 (g)

THPT Đồng Hới

Trích nguồn: THPT Đồng Hới
Danh mục: Hóa học 12

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *