Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Thanh Hoá 2022

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Thanh Hoá 2022

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Thanh Hoá năm học 2022 – 2023 chi tiết cùng tuyển tập đề thi vào 10 môn văn Thanh Hoá các năm.

Cập nhật Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn tỉnh Thanh Hoá năm học 2022 – 2023 nhanh nhất cùng đáp án chi tiết. Mời các bạn xem ngay dưới đây.

Bạn đang xem bài: Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Thanh Hoá 2022

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Thanh Hóa 2022

Đề thi và đáp án môn Văn kỳ thi vào lớp 10 năm 2022 tại tỉnh Thanh Hóa sẽ được Đọc Tài Liệu cập nhật ngay khi môn thi kết thúc. Tham khảo đề thi và đáp án môn Văn Thanh Hóa các năm trước bên dưới:

Xem thêm thông tin:

  • Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn năm 2022
  • Tra cứu điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2022 Thanh Hóa
  • Điểm chuẩn vào lớp 10 Thanh Hóa 2022
  • Đề thi vào 10 môn toán Thanh Hoá
  • Đề thi tiếng Anh vào lớp 10 tỉnh Thanh Hoá

Đáp án đề văn vào 10 Thanh Hóa 2021

I. Đọc hiểu

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2, Theo đoạn trích, người có tình yêu thương chân thật thường nghĩ nhiều đến hạnh phúc của người khác hơn là của bản thân mình.

Câu 3.

Tình yêu là tình cảm sâu đậm thanh khiết nhất, tôn quý nhất, vĩ đại nhất trong tâm hồn, nó đã trở thành ngọn lửa sưởi ấm tâm hồn, là ngọn nửa nâng cao tinh thần, nhân cách…. Ngọn lửa ấy sưởi ấm ta bằng sức nóng, nó giúp cuộc sống của chúng ta ngày một ý nghĩa hơn

Câu 4. Trình bày quan điểm của em, lý giải hợp lý.

Gợi ý:

– Đồng tình:

– Lý giải:

+ Tình yêu thương cần được bày tỏ để phát huy tác dụng của nó, tạo sự lan tỏa, động lực cho mọi người.

+ Khi bày tỏ tình yêu thương cả người cho và người nhận mới đều nhận được giá trị toàn diện nhất của nó.

II. Làm văn

Câu 1

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý kiến: sức mạnh của tình yêu thương trong cuộc sống

Bàn luận và phân tích

*Giải thích tình yêu thương là gì ?

– Tình yêu thương là một khái niệm chỉ một phẩm chất tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của con người. Đó là tình cảm thương yêu, chia sẻ và đùm bọc một cách thắm thiết.

* Biểu hiện của tình yêu thương trong cuộc sống

– Trong gia đình:

+ Ông bà thương con cháu, cha mẹ thương con, con thương cha mẹ

+ Cha mẹ chấp nhận hi sinh, cực nhọc để làm việc vất vả và nuôi dạy con cái nên người

+ Con cái biết nghe lời, yêu thương cha mẹ là thể hiện tình yêu thương của mình đối với ba mẹ

+ Tình yêu thương còn thể hiện ở sự hòa thuận quý mến lẫn nhau giữa anh em với nhau.

– Trong xã hội:

+ Tình yêu thương thể hiện ở tình yêu đôi lứa

+ Tình yêu thương con người là truyền thống đạo lí

+ Tình thương dành cho những con người có số phận đau khổ, bất hạnh.

+ Quan tâm, chia sẻ vật chất cho những người sống khó khăn, thiếu thốn, cần sự giúp đỡ ở quanh mình.

+ Lên án, đấu tranh chống lại những thế lực đày đọa, bóc lột, ngược đãi con người.

* Sức mạnh của tình yêu thương

– Sưởi ấm tâm hồn những con người cô đơn, đau khổ, bất hạnh, truyền cho họ sức mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh.

– Tạo sức mạnh cảm hoá kì diệu đối với những người “lầm đường lạc lối”; mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin và cơ hội để có cuộc sống tốt đẹp hơn;

– Là cơ sở xây dựng một xã hội tốt đẹp, có văn hóa.

* Phản đề:

– Phê phán những người trong xã hội sống thiếu tình thương, vô cảm, dửng dưng trước nỗi đau chung của đồng loại; những kẻ ích kỉ, chỉ biết lo cho cuộc sống của bản thân mình mà không quan tâm đến bất cứ ai.

* Bài học nhận thức và hành động

– Tình yêu thương có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống

– Chúng ta hãy nâng niu hạnh phúc gia đình; hãy sống yêu thương, biết sẻ chia, đồng cảm với những cảnh ngộ trong cuộc đời.

c) Kết bài

– Khẳng định lại vấn đề: Tình yêu thương có vai trò quan trọng, là sức mạnh không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

– Rút ra bài học: Mỗi người chúng ta phải biết yêu thương lẫn nhau, yêu thương đồng loại.

Câu 2.

Dàn ý tham khảo

Mở bài

– Giới thiệu đôi nét về tác giả Viễn Phương

+ Viễn Phương (1928 – 2005) là một nhà thơ tiêu biểu của miền Nam, một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước.

– Giới thiệu khái quát về bài thơ Viếng lăng Bác: Bài thơ Viếng lăng Bác in trong tập thơ “Như mây mùa xuân” (1978) là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Viễn Phương.

– Giới thiệu đoạn trích: Là dòng cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng và tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi rời xa lăng Bác

Thân bài

*Cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng:

– Vào trong lăng, khung cảnh và không khí như ngưng kết cả thời gian, không gian. Hình ảnh thơ đã diễn tả thật chính xác, tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm cùng ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác.

– Đứng trước Bác, nhà thơ cảm nhận Người đang ngủ giấc ngủ bình yên, thanh thản giữa vầng trăng sáng dịu hiền.

– Hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền” gợi cho chúng ta nghĩ đến tâm hồn, cách sống cao đẹp, thanh cao, sáng trong của Bác và những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Người. Trăng với Bác đã từng vào thơ Bác trong nhà lao, trên chiến trận, giờ đây trăng cũng đến để giữ giấc ngủ ngàn thu cho Người. -> Chỉ có thể bằng trí tưởng tượng, sự thấu hiểu và yêu quí những vẻ đẹp trong nhân cách của Hồ Chí Minh thì nhà thơ mới sáng tạo nên được những ảnh thơ đẹp như vậy!

– Tâm trạng xúc động của nhà thơ được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu xa: “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”.

+ “Trời xanh” trước tiên được hiểu theo nghĩa tả thực đó là hình ảnh thiên nhiên mà chúng ta hằng ngày vẫn đang chiêm ngưỡng, nó tồn tại mãi mãi và vĩnh hằng.

+ Mặt khác, “trời xanh” còn là một hình ảnh ẩn dụ sâu xa: Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước, như “trời xanh” vĩnh hằng. Nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Bác sống như trời đất của ta”, bởi Bác đã hóa thân thành thiên nhiên, đất nước và dân tộc.

– Dù tin như thế nhưng mấy chục triệu người dân Việt Nam vẫn đau xót và nuối tiếc khôn nguôi trước sự ra đi của Bác – “ Mà sao nghe nhói ở trong tim”.

+ “Nhói” là từ ngữ biểu cảm trực tiếp, biểu hiện nỗi đau đột ngột quặn thắt. Tác giả tự cảm thấy nỗi đau mất mát ở tận trong đáy sâu tâm hồn mình: nỗi đau uất nghẹn tột cùng không nói thành lời. Đó không chỉ là nỗi đau riêng tác giả mà của cả triệu trái tim con người Việt Nam.

+ Cặp quan hệ từ “vẫn, mà” diễn tả mâu thuẫn. Cảm giác nghe nhói ở trong tim mâu thuẫn với nhận biết trời xanh là mãi mãi. Như vậy, giữa tình cảm và lý trí có sự mâu thuẫn. Con người đã không kìm nén được khoảnh khắc yếu lòng. Chính đau xót này đã làm cho tình cảm giữa lãnh tụ và nhân dân trở nên ruột già, xót xa. Cảm xúc đau đớn này, vô vọng này đã từng xuất hiện trong bài thơ của Tố Hữu:

Trái bưởi kia vàng ngọt với ai

Thơm cho ai nữa hỡi hoa nhài

Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm…

Cảm xúc này là đỉnh điểm của nỗi nhớ thương, của niềm đau xót. Nó chính là nguyên nhân dẫn đến những khát vọng ở khổ cuối bài thơ.

*Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi rời xa lăng Bác:

– Nếu ở khổ thơ đầu, nhà thơ giới thiệu mình là người con miền Namra thăm Bác thì trong khổ thơ cuối, nhà thơ lại đề cập đến sự chia xa Bác. Nghĩ đến ngày mai về miền Nam, xa Bác, xa Hà Nội, tình cảm của nhà thơ không kìm nén, ẩn giấu trong lòng mà được bộc lộ thể hiện ra ngoài:

“Mai về miền Namthương trào nước mắt”.

+ Câu thơ “Mai về miền Nam thương trào nước mắt” như một lời giã biệt.

+ Lời nói giản dị diễn tả tình cảm sâu lắng.

+ Từ “trào” diễn tả cảm xúc thật mãnh liệt, luyến tiếc, bịn rịn không muốn xa nơi Bác nghỉ.

+ Đó là không chỉ là tâm trạng của tác giả mà còn là của muôn triệu trái tim khác. Được gần Bác dù chỉ trong giây phút nhưng không bao giờ ta muốn xa Bác bởi Người ấm áp quá, rộng lớn quá.

– Mặc dù lưu luyến muốn được ở mãi bên Bác nhưng tác giả cũng biết rằng đến lúc phải trở về miền Nam. Và chỉ có thể gửi tấm lòng mình bằng cách muốn hóa thân, hòa nhập vào những cảnh vật quanh lăng để được luôn ở bên Người trong thế giới của Người:

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

+ Điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh đẹp của thiên nhiên“con chim”, ”đóa hoa”, ”cây tre” đã thể hiện ước muốn tha thiết, mãnh liệt của tác giả.

+ Nhà thơ ao ước được hóa thân thành con chim nhỏ cất tiếnghót làm vui lăng Bác, thành đóa hoa đem sắc hương, điểm tô cho vườn hoa quanh lăng.

+ Đặc biệt là ước nguyện “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” để nhập vào hàng tre bát ngát, canh giữ giấc ngủ thiên thu của Người. Hình ảnh cây tre có tính chất tượng trưng một lần nữa nhắc lại khiến bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng. Hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác được lặp ở câu thơ cuối như mang thêm nghĩa mới, tạo ấn tượng sâu sắc, làm dòng cảm xúc được trọn vẹn. “Cây tre trung hiếu” là hình ảnh ẩn dụ thể hiện lòng kính yêu, sự trung thành vô hạn với Bác, nguyện mãi mãi đi theo con đường cách mạng mà Người đã đưa đường chỉ lối. Đó là lời hứa thủy chung của riêng nhà thơ và cũng là ý nguyện của đồng miền Nam, của mỗi chúng ta nói chung với Bác.

Kết bài

– Nội dung: Niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, niềm tự hào, đau xót của nhà thơ với Bác.

– Nghệ thuật:

+ Giọng điệu thơ phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc: vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào.

+ Thể thơ 8 chữ, xen lẫn những dòng thơ 7 hoặc 9 chữ. Nhịp thơ chủ yếu là nhịp chậm, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính và những cảm xúc sâu lắng. Riêng khổ cuối nhịp thơ nhanh hơn, phù hợp với sắc thái của niềm mong ước.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Thanh Hoá năm học 2021

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Tình yêu thương chân thật thường rất vị tha. Người có tình yêu thương chân thật thường nghĩ nhiều đến hạnh phúc của người khác hơn là của bản thân mình. Tình yêu ấy làm cho chúng ta thay đổi bản thân và ngày một trưởng thành hơn. Tình yêu thương chân thành và sâu sắc bao giờ cũng trường tồn ngay cả sau khi người đó đã từ giã cõi đời. Tuy nhiên, yêu thương không được bày tỏ thì không bao giờ đạt được ý nghĩa đích thực của nó (..)

Hãy bày tỏ tình yêu thương với mọi người xung quanh ngay khi chúng ta còn hiện diện trong cuộc sống này. Hãy nhớ rằng tình yêu thương là ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời của mỗi chúng ta. Bạn đừng ngần ngại khi muốn nói với ai đó rằng bạn rất yêu quý họ!
(Trích Cho đi là con mãi, Azim Jamal & Harvey McKinnon, NXB Trẻ, 2010, tr. 56-57)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2, Theo đoạn trích, người có tình yêu thương chân thật thường nghĩ gì?

Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn: Hãy nhớ rằng tình yêu thương là ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời của mỗi chúng ta.

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với nhận định của tác giả: yêu thương không được bày tỏ thì không bao giờ đạt được ý nghĩa đích thực của nó? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm).

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sức mạnh của tình yêu thương trong cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!

Mai về miền Nam thường trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiến chốn này

(Trích Viếng lăng Bác, Viễn Phương, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr. 58-59)

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của tỉnh sẽ diễn ra vào ngày 04/6/2021, vì vậy đề thi vào lớp 10 môn văn tỉnh Thanh Hoá 2021 chính thức sẽ được cập nhật ngay lập tức khi kết thúc thời gian thi. 

Ngoài ra, Doctailieu mời các em tham khảo chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 Thanh Hoá cùng điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 Thanh Hoá qua các năm để đưa ra các lựa chọn nguyện vọng thật đúng đắn.

Đề vào 10 môn văn Thanh Hoá các năm trước

Đề thi vào 10 môn văn Thanh Hoá 2020

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau:

– Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lí do để chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. Cha mẹ ta, phần đông, đều làm công việc rất đỗi bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Đề bình thản tiến bước. Không phải để tự ti. Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ găn những con chip vào máy tính? Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày.

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ  n, NXB Hội Nhà văn, 2012)

Thực hiện các yêu cầu dưới đây:

Câu 1. Theo tác giả, một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy là gì?

Câu 2. Xác định một phép liên kết được sử dụng trong các câu: Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày.

Câu 3. Nêu tác dụng của câu hỏi tu từ trong những câu: Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính?

Xem thêm chi tiết đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn văn 2020 Thanh Hoá

Đề thi vào 19 môn văn Thanh Hoá 2019

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi.

(1) Một chàng trai trẻ đến gặp một chuyên gia đá quý và đề nghị ông ta dạy cho anh trở thành một nhà nghiên cứu về đá quý. Chuyên gia nọ từ chối vì ông sợ rằng chàng trai không đủ kiên nhẫn để theo học. Chàng trai cầu xin một cơ hội. Cuối cùng, vị chuyên gia đồng ý và bảo chàng trai “Ngày mai hãy đến đây”.

(2) Sáng hôm sau, vị chuyên gia đặt một hòn ngọc bích vào tay chàng trai và bảo chàng hãy cầm nó. Rồi ông tiếp tục công việc của mình: mài đá, cân và phân loại đá quý. Chàng trai ngồi yên lặng và chờ đợi.

(3) Buổi sáng tiếp theo, vị chuyên gia lại đặt hòn ngọc bích vào tay chàng trai và bảo chàng cầm nó. Ngày thứ ba, thứ tư, thứ năm sau đó vị chuyên gia vẫn lặp lại hành động trên.

(4) Đến ngày thứ sáu, chàng trai vẫn cầm hòn ngọc bích nhưng chàng không thể im lặng được nữa.

– Thưa thầy – chàng trai hỏi – khi nào thì em sẽ bắt đầu học ạ?

– Con sẽ được học – vị chuyên gia trả lời và tiếp tục công việc của mình.

(3) Vài ngày nữa lại trôi qua và sự thất vọng của chàng trai càng tăng. Một ngày kia, khi vị chuyên gia bảo chàng trai đưa tay ra, chàng định nói với ông ta rằng chàng chẳng muốn tiếp tục việc này nữa. Nhưng khi vị chuyên gia đặt hòn ngọc bích lên tay chàng trai, chàng nói mà không cần nhìn viên đá:

– Đây không phải là hòn đá con vẫn cầm!

– Con đã bắt đầu học rồi đấy – vị chuyên gia nói.

(Theo Quà tặng cuộc sống. NXB Trẻ, 2013)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Vì sao ban đầu vị chuyên gia lại từ chối lời đề nghị của chàng trai?

Câu 3. Tìm câu văn có lời dẫn trực tiếp trong đoạn (1), sau đó chuyển thành lời dẫn gián tiếp.

Xem thêm chi tiết đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn 2019 Thanh Hoá

Đề thi vào lớp 10 môn văn tỉnh Thanh Hoá năm 2018

Câu 1: (2.0 điểm)
a. Xác định biện pháp tu từ trong phần in đậm của ngữ liệu sau:

Trong như tiếng hạc bay qua

Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

b. Viết lại câu sau bằng cách chuyển phần in đậm thành khởi ngữ:

Anh ấy chạy nhanh nhất đội tuyển.

c. Cho đoạn văn sau, tìm câu có chứa hàm ý và cho biết nội dung của hàm ý đó là gì ?

Tôi lên tiếng mở đường cho nó:

– Cháu phải gọi “Ba chắt nước giùm con”, phải nói như vậy.

Nó như không để ý đến câu hỏi của tôi, nó lại kêu lên:

– Cơm sôi rồi, nhão bây giờ ?

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

Câu 2: (3.0 điểm)

Gia đình luôn hiện về bên ta trên mọi nẻo đường, vực ta dậy mỗi khi vấp ngã, góp một nụ cười khi ta thành công.

Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 30 dòng) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.

Xem thêm chi tiết đáp án đề thi văn vào lớp 10 Thanh Hoá 2018

Trên đây là nội dung đáp án đề thi vào 10 môn văn tỉnh Thanh Hoá năm 2022 và các năm trước đó để các em đối chiếu, thử sức với các đề khác nhau. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 này.

Xem ngay: Tra cứu điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2022

Trích nguồn: THPT Đồng Hới
Danh mục: Đề thi thử vào 10

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *