Bài tập cuối khóa module 4 Giáo dục công dân THCS

Đáp án mô đun 4 GDCD Trung học cơ sở

Bài tập cuối khóa module 4 Giáo dục công dân THCS là mẫu thầy cô phải xây dựng và nộp lên hệ thống phục vụ quá trình tập huấn module 4. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo và tải về.

Bạn đang xem bài: Bài tập cuối khóa module 4 Giáo dục công dân THCS

Nội dung module 4 đó là: “Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học/THCS/THPT”

Bài tập cuối khóa module 4 GDCD Trung học cơ sở được THPT Đồng Hới.vn sưu tầm được và chia sẻ miễn phí tới các thầy cô nhằm hoàn thiện chương trình tập huấn đạt hiệu quả cao nhất, tiết kiệm nhiều thời gian và công sức.

Nguồn sưu tầm: Youtube PCT CHANNEL

Hướng dẫn hoàn thành Module 4 Giáo dục công dân THCS

Phụ lục I

KHUNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN HỌC

(Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)

TRƯỜNG: ………

TỔ: GDCD

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

MÔN HỌC GIÁO DỤC CÔNG DÂN, LỚP 6

(Năm học 2021 – 2022)

I. Đặc điểm tình hình

1. Số lớp: 04 ; Số học sinh: 163; Số học sinh học chuyên đề lựa chọn (nếu có):……………

2. Tình hình đội ngũ: Số giáo viên: 01; Trình độ đào tạo: Cao đẳng: …… Đại học: 01; Trên đại học:………….

Mức đạt chuẩn nghề nghiệp: Tốt: 01; Khá:…………….; Đạt: ………. Chưa đạt:…………………….

3. Thiết bị dạy học:(Trình bày cụ thể các thiết bị dạy học có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáo dục)

STT

Thiết bị dạy học

Số lượng

Các bài thí nghiệm/thực hành

Ghi chú

1

– Các tranh thể hiện truyền thống gia đình, dòng họ như: hình ảnh tứ đại đồng đường, hình ảnh sum vầy, đoàn tụ gia đình trong dịp Tết cổ truyền, hình ảnh bữa ăn gia đình truyền thống Việt Nam…

01

Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình và dòng họ

2

– Các tranh thể hiện sự yêu thương, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, học tập và sinh hoạt như: giúp đỡ đồng bào bão lũ; hiến máu nhân đạo; chăm sóc người già hoặc người tàn tật; trao nhà tình nghĩa; chăm sóc trẻ mồ côi…

01

Bài 2: Yêu thương con người

3

– Các tranh thể hiện sự chăm chỉ siêng năng, kiên trì trong học tập, sinh hoạt hằng ngày như: tranh mô tả rùa và thỏ đang thi chạy; tranh mô tả một người đang siêng năng làm việc, đối lập với một người lười biếng đang mơ tưởng đến cuộc sống tốt đẹp; hình ảnh Bác Hồ đang ngồi làm việc bên máy chữ hoặc đang viết…

01

Bài 3: Siêng năng, kiên trì

4

– Máy tính, máy chiếu.

01

Bài 4: Tôn trọng sự thật

5

– Các tranh minh họa tính tự lập trong lao động, học tập và sinh hoạt. Thể hiện sự gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ của HS. Một video tình huống về trường hợp rèn luyện tính ngăn nắp, gọn gàng hoặc tự giác học bài và làm bài đúng giờ.

01

Bài 5: Tự lập

6

– Các video tình huống thực tế về tự nhận thức điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

01

Bài 6: Tự nhận thức bản thân

7

– Các tranh hướng dẫn các bước phòng tránh và ứng phó với tình huống nguy hiểm như: hướng dẫn kĩ năng thoát khỏi đám cháy khi xảy ra cháy, hỏa hoạn trong nhà; hướng dẫn về phòng, chống đuối nước và kĩ năng sơ cấp cứu nạn nhân; hướng dẫn về kĩ năng phòng, tránh thiên tai.

01

Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm

8

– Các tranh, video clip tình huống về tiết kiệm điện, tiết kiệm tài nguyên nước…

01

Bài 8: Tiết kiệm

9

– Các tranh thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và công dân như: mô phỏng giấy khai sinh, mô phỏng căn cước công dân.

01

Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

10

– Các tranh mô phỏng một số trang phục dân tộc Việt Nam.

01

Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

11

– Các tranh về các nhóm quyền của trẻ em như: quyền được sống; quyền được phát triển; quyền được bảo vệ; quyền được tham gia.

01

Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em

12

– Các tranh về những hành động thể hiện các nhóm quyền của trẻ em như: quyền được phát triển; quyền được bảo vệ; quyền được tham gia.

01

Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em

13

– KH bài dạy + SGK + SBT + SGV

01

Bài tập

4. Phòng học bộ môn/phòng thí nghiệm/phòng đa năng/sân chơi, bãi tập (Trình bày cụ thể các phòng thí nghiệm/phòngbộ môn/phòng đa năng/sân chơi/bãi tập có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáo dục)

STT

Tên phòng

Số lượng

Phạm vi và nội dung sử dụng

Ghi chú

1

2

2. Kế hoạch dạy học [1]

Phân phối chương trình

STT

Bài học

(1)

Số tiết

(2)

Yêu cầu cần đạt

(3)

Yêu cầu cần đạt

(theo CV 4040)

1

Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình và dòng họ

3

– Nêu được một số truyền thống gia đình, dòng họ.

– Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ.

– Thực hiện được những việc làm cụ thể, phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

– Từ ngữ liệu về một số truyền thống gia đình, dòng họ (cho trước) hướng dẫn học sinh giải thích một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ.

– Hướng dẫn HS chọn một việc làm phù hợp để thực hiện.

2

Bài 2: Yêu thương con người

3

– Nêu được khái niệm và biểu hiện của yêu thương con người.

– Trình bày giá trị của yêu thương con người.

– Đánh giá được thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương của người khác.

– Phê phán những biểu hiện trái với tình yêu thương con người.

– Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương con người.

– HS tự học khái niệm tình yêu thương con người.

– Hướng dẫn HS chọn một việc làm phù hợp để thực hiện.

– Từ ngữ liệu về thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương con người (cho trước), hướng dẫn HS nhận xét thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương của người khác; phê phán thái độ, hành vi trái với tình yêu thương con người.

3

Bài 3: Siêng năng, kiên trì

2

– Nêu được khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.

– Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân và người khác trong học tập, lao động.

– Thể hiện sự quý trọng những người siêng năng, kiên trì; góp ý cho những bạn có biểu hiện lười biếng, hay nản lòng để khắc phục hạn chế này.

– Thực hiện được những việc làm thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và cuộc sống hằng ngày.

– HS tự học khái niệm siêng năng, kiên trì.

– Siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và cuộc sống hằng ngày.

– Từ ngữ liệu về siêng năng, kiên trì, hướng dẫn HS nhận xét sự siêng năng, kiên trì của bản thân; bày tỏ thái độ quý trọng người siêng năng, kiên trì; góp ý cho những bạn có biểu hiện lười biếng, hay nản lòng để khắc phục hạn chế này.

4

Bài 4: Tôn trọng sự thật

2

– Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng sự thật.

– Giải thích được vì sao phải tôn trọng sự thật.

– Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm.

– Không đồng tình với việc nói dối hoặc che giấu sự thật.

– Nhận biết một số biểu hiện của tôn trọng sự thật.

– Hướng dẫn HS giải thích một cách đơn giản vì sao phải tôn trọng sự thật.

5

Bài 5: Tự lập

2

– Nêu được khái niệm tự lập.

– Liệt kê được các biểu hiện của người có tính tự lập.

– Hiểu vì sao phải tự lập.

– Đánh giá được khả năng tự lập của bản thân và người khác.

– Tự thực hiện được nhiệm vụ của bản thân trong học tập, sinh hoạt hằng ngày, hoạt động tập thể ở trường và trong cuộc sống cộng đồng; không dựa dẫm, ỷ lại và phụ thuộc vào người khác.

– HS tự học khái niệm tự lập.

– Hướng dẫn HS giải thích một cách đơn giản vì sao phải tự lập.

– Từ ngữ liệu (cho trước), hướng dẫn HS nhận xét khả năng tự lập của bản thân và người khác.

6

Bài 6: Tự nhận thức bản thân

3

– Trình bày khái niệm và ý nghĩa của việc tự nhận thức bản thân.

– Nêu được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

– Biết tôn trọng bản thân và những người xung quanh.

– Xây dựng kế hoạch phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của bản thân.

– HS tự học khái niệm tự nhận thức bản thân.

– Hướng dẫn HS biết cách tôn trọng bản thân.

7

Bài 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm

3

– Nêu được một số tình huống nguy hiểm và hậu quả của những tình huống nguy hiểm đối với trẻ em.

– Liệt kê các cách ứng phó với một số tình huống nguy hiểm.

– Thực hành được cách ứng phó trước một số tình huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn.

– Từ những tình huống nguy hiểm (cho trước), hướng dẫn HS nêu hậu quả của những tình huống nguy hiểm đó đối với trẻ em; cách ứng phó với một số tình huống nguy hiểm.

– Từ những tình huống nguy hiểm có tính điển hình ở địa phương (cho trước), hướng dẫn HS thực hành cách ứng phó.

8

Bài 8: Tiết kiệm

3

– Nêu được khái niệm tiết kiệm và những biểu hiện của tiết kiệm (thời gian, tiền bạc, điện, nước….).

– Giải thích được vì sao phải tiết kiệm.

– Nhận xét, đánh giá được việc thực hiện tiết kiệm của bản thân và những người xung quanh.

– Phê phán những biểu hiện của lãng phí trong cuộc sống và học tập.

– Thực hành tiết kiệm trong cuộc sống và học tập.

– HS tự học khái niệm tiết kiệm.

– Từ ngữ liệu (cho trước), hướng dẫn HS thực hành tiết kiệm và nhận xét việc thực hành tiết kiệm của bản thân và những người xung quanh; cách phê phán những biểu hiện lãng phí.

9

Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2

– Nêu được khái niệm công dân; căn cứ xác định công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Hiểu được các điều kiện để xác định quốc tịch Việt Nam, công dân Việt Nam.

– HS tự học khái niệm công dân.

– Từ một số quyền (cho trước), hướng dẫn HS thực hiện quyền và nghĩa vụ của bản thân với tư cách công dân.

10

Bài 10: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

2

– Nêu được quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

– Bước đầu thực hiện được một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

11

Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em

2

– Nêu được các quyền cơ bản của trẻ em.

– Nêu được ý nghĩa của quyền trẻ em và việc thực hiện quyền trẻ em.

12

Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em

2

– Nêu được trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em.

– Phân biệt được hành vi thực hiện quyền trẻ em và hành vi vi phạm quyền trẻ em.

– Thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em.

– Nhận xét, đánh giá được việc thực hiện quyền trẻ em của bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng.

– Bày tỏ được nhu cầu để thực hiện tốt hơn quyền trẻ em.

– HS tự học trách nhiệm của gia đình, nhà trường trong việc thực hiện quyền trẻ em.

– Từ những ngữ liệu về thực hiện quyền trẻ em (cho trước), hướng dẫn HS phân biệt, nhận xét hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em và hành vi vi phạm quyền trẻ em.

– Từ những ngữ liệu vế quyền được học tập; được vui chơi; được chăm sóc sức khỏe; được bảo vệ; được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng (cho trước), hướng dẫn HS thực hiện quyền và bổn phận của mình.

2. Chuyên đề lựa chọn (đối với cấp trung học phổ thông)

STT

Chuyên đề

(1)

Số tiết

(2)

Yêu cầu cần đạt

(3)

1

2

(1)Tên bài học/chuyên đề được xây dựng từ nội dung/chủ đề/chuyên đề(được lấy nguyên hoặc thiết kế lại phù hợp với điều kiện

thực tế của nhà trường)theo chương trình, sách giáo khoa môn học/hoạt động giáo dục.

(2) Số tiết được sử dụng để thực hiện bài học/chủ đề/chuyên đề.

(3) Yêu cầu cần đạt theo chương trình môn học: Giáo viên chủ động các đơn vị bài học, chủ đề và xác định yêu cầu cần đạt.

3. Kiểm tra, đánh giá định kỳ

Bài kiểm tra, đánh giá

Thời gian

(1)

Thời điểm

(2)

Yêu cầu cần đạt

(3)

Hình thức

(4)

Giữa Học kỳ 1

45 phút

Tuần 11

– Hiểu và vận dụng được các kiến thức trọng tâm từ bài 1 đến bài 4.

– Nắm bắt khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức đã học của học sinh.

Tự luận 100%

Cuối Học kỳ 1

60 phút

Tuần 18

– Hiểu và vận dụng được các kiến thức trọng tâm từ bài 1 đến bài 6.

– Nắm bắt khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức đã học của học sinh.

Tự luận 100%

Giữa Học kỳ 2

45 phút

Tuần 29

– Kiểm tra những yêu cầu kiến thức, kỹ năng của học sinh từ bài 7 đến bài 10.

– Nắm bắt được khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức của học sinh.

Tự luận 100%

Cuối Học kỳ 2

60 phút

Tuần 35

– Hiểu và vận dụng được các kiến thức trọng tâm từ bài 7 đến bài 12.

– Nắm bắt được khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức của học sinh.

Tự luận 100%

(1) Thời gian làm bài kiểm tra, đánh giá.

(2) Tuần thứ, tháng, năm thực hiện bài kiểm tra, đánh giá.

(3) Yêu cầu cần đạt đến thời điểm kiểm tra, đánh giá (theo phân phối chương trình).

(4) Hình thức bài kiểm tra, đánh giá: viết (trên giấy hoặc trên máy tính); bài thực hành; dự án học tập.

Các nội dung khác (nếu có):

…………………………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………..

[1] Đối với tổ ghép môn học: khung phân phối chương trình cho các môn

Để xem đầy đủ nội dung mời các bạn tải file về.

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Trích nguồn: THPT Đồng Hới
Danh mục: Biểu mẫu

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *